Trải nghiệm người dùng là một yếu tố khá quan trọng để thu hút khách hàng khi thiết kế ứng dụng. Chính vì thế, bạn cần hết sức lưu ý để có thể cải thiện được yếu tố này khi muốn xây dựng một ứng dụng mobile có chất lượng tốt. Cùng tìm hiểu trải nghiệm người dùng là gì và lợi ích của việc tối ưu ux cho mobile app cùng Pumacode nhé!
Trải nghiệm người dùng là gì?
Trải nghiệm người dùng (tiếng Anh: User Experience, viết tắt là: UX) là trải nghiệm tổng thể của người dùng với một sản phẩm, trang web hay ứng dụng mobile hoặc dịch vụ cụ thể.
UX không chỉ là bao gồm việc sử dụng các tính năng mà còn bao gồm cả những khía cạnh khác như kinh nghiệm, cảm xúc, giá trị nhận được khi tương tác với các sản phẩm, ứng dụng, dịch vụ đó.
Trải nghiệm của người dùng có thể mang tính chủ quan tuỳ thuộc vào mức độ nhận thức và suy nghĩ của cá nhân. User Experience có thể thay đổi linh hoạt, liên tục theo thời gian do hoàn cảnh sử dụng thay đổi.
Lợi ích của việc tối ưu UX cho mobile app
UX và SEO có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Trải nghiệm của người dùng tăng cao bạn sẽ đo được hiệu suất và biết được những gì mình đã SEO tốt, nội dung nào được chú ý nhiều. Những trải nghiệm người dùng tốt có thể đem lại cho bạn những lợi ích như:
- Điều hướng nội dung tốt: Thống kê được nội dung có giá trị, được các khách hàng quan tâm nhiều. Biết được sản phẩm mà khách hàng quan tâm và tìm kiếm nhiều nhất trên app. Từ đó có thể điều hướng nội dung tốt cho app của bạn.
- Thiết kế bố cục đơn giản và rõ ràng: Các nhà thiết kế UX đều hướng đến những trải nghiệm tốt cho người dùng. Để đảm bảo app mobile được thiết kế thân thiện với người dùng, bố cục đơn giản, thông tin rõ ràng… Điều này còn mang đến cảm giác dễ chịu, tăng sự thiện cảm tạo nên bước đệm để khách hàng cảm thấy thân thiện. Đây chính là trải nghiệm của người dùng để họ có thể tiếp thu thông tin và lưu lại trên app của bạn lâu hơn.
- Tạo sự đồng bộ trong việc thiết kế mobile app: Màu sắc, kiểu chữ, dung lượng ảnh,… Sự đồng bộ này sẽ giúp cho người dùng có những trải nghiệm dễ dàng. Nội dung sẽ dễ tìm kiếm và tăng sự thoải mái cho người sử dụng. Từ đó đảm bảo được mọi nội dung của bạn sẽ tiếp cận tốt với khách hàng.
Những yếu tố đánh giá trải nghiệm người dùng
Độ hữu ích của ứng dụng ( Useful)
Khi khách hàng tìm đến sản phẩm của bạn nghĩa là họ mong muốn nhận được sự hữu ích nào đó. Những yếu tố để đánh giá tính hữu ích ở mỗi khách hàng là khác nhau, đôi lúc nằm ở tính giải trí, công dụng hay độ thẩm mỹ,…
Vậy nên việc tối ưu trải nghiệm người dùng sẽ mang lại cho khách hàng một không gian tốt để cảm nhận và trải nghiệm thoải mái hơn là tự chỉ dẫn cho họ những công dụng của sản phẩm.
Tính sử dụng của sản phẩm (Usable)
Khả năng sử dụng của sản phẩm liên quan chặt chẽ đến các hoạt động của sản phẩm và khả năng đáp ứng được mục đích của người dùng. Do đó, sự thành công hay thất bại của sản phẩm thường sẽ phụ thuộc vào yếu tố này.
Dễ tìm kiếm (Findable)
Người dùng sẽ có một trải nghiệm không thoải mái nếu họ không thể tìm thấy được bất kỳ thông tin hoặc nội dung nào bên trong sản phẩm. Điều này cũng có tác động không tốt việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Truy cập được (Accessible)
Khi tối ưu trải nghiệm người dùng, bạn cần phải đảm bảo khả năng truy cập của sản phẩm vì nó thường bị mất và bị xáo trộn.
Từ đó có thể khiến người sử dụng không truy cập được hết các tính năng nên bạn cần lưu ý kĩ vì điều này sẽ ảnh hưởng cách khách hàng đánh giá về sản phẩm.
Độ tin cậy (Credible)
Độ tin cậy của sản phẩm được thể hiện ở những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp. Những thông tin cần phải chắc chắn chính xác, có tính xác thực cao và phù hợp nhất với mục đích của khách hàng.
Mong muốn của người dùng (Desirable)
Mức độ hấp dẫn của sản phẩm cũng ảnh hưởng lớn đến mong muốn của khách hàng với sản phẩm đó. Sản phẩm càng hấp dẫn thì tốc độ tiêu thụ càng nhanh bởi nó thỏa mãn các mong muốn của khách hàng.
Giá trị (Valuable)
Sản phẩm cần phải tạo ra giá trị cho khách hàng. Khách hàng sẽ không muốn mua những sản phẩm mà không mang lại giá trị tốt nhất cho họ. Bởi vậy, nó sẽ là yếu tố quyết định đến hành vi mua sản phẩm của mỗi khách hàng.
Quy trình tối ưu trải nghiệm người dùng
Quá trình thiết kế trải nghiệm người dùng là một quy trình lặp đi lặp lại giúp cho bạn liên tục cải tiến và đánh bóng các thiết kế của mình.
Trong quá trình này, bạn phải trải qua các giai đoạn khác nhau lặp lại liên tiếp trong khi đánh giá thiết kế của mình trên từng giai đoạn.
Mỗi giai đoạn liên quan đến những đơn vị liên quan, họ sẽ tham gia vào quá trình này để làm cho sản phẩm trở nên hiệu quả và tối ưu hơn. Quá trình thiết kế bao gồm các giai đoạn dưới đây:
Hiểu được quy trình thiết kế trải nghiệm người dùng
Thiết kế được dùng đến để giải quyết một vấn đề. Nhưng để đưa ra được giải pháp, trước hết bạn cần hiểu rõ vấn đề. Trước khi bắt đầu vào việc thiết kế, hãy để nhóm thiết kế được hiểu rõ các yêu cầu.
Để phân tích được các yêu cầu, hãy thực hiện theo các phương pháp nghiên cứu của người dùng tiêu chuẩn của ngành bao gồm cả các cuộc phỏng vấn theo ngữ cảnh và từng cá nhân, đồng thời còn quan sát người dùng trong môi trường thực tế.
Nghiên cứu thị trường thiết kế
Nghiên cứu là bước quan trọng cơ bản để có thể thiết kế trải nghiệm người dùng.
- Hiểu được mức cạnh tranh trên thị trường công nghệ
- Hiểu điểm mạnh của mình
- Tìm được cảm hứng và ý tưởng từ các đối thủ cạnh tranh
Theo dõi các xu hướng thiết kế mới, nguyên tắc thiết kế và những nguyên tắc về trải nghiệm người dùng mà bạn đang có. Trong khi thực hiện nghiên cứu, hãy bắt đầu suy nghĩ về các bố cục và tùy chọn có thể mang lại trải nghiệm mong muốn.
Phác thảo về thiết kế trải nghiệm cho người dùng
Giai đoạn này đi vào cụ thể về giao diện và các tính năng phải có trong giao diện. Nhóm thiết kế cần tiến hành hoạt động này dựa trên hai giai đoạn cuối của quy trình này.
Vẽ phác thảo trên giấy hoặc lên bảng trắng về luồng, wireframes mà bạn muốn thảo luận với các bên liên quan. Bản thân giai đoạn này cũng là một quá trình lặp đi lặp lại.
Thiết kế không phải là thứ mà bạn chỉ cần tạo ra và bắt đầu sử dụng nó. Phác thảo, phác thảo và phác thảo, cần phải làm đi làm lại để có thể tạo ra một trải nghiệm tối ưu nhất.
Thiết kế sản phẩm
Bây giờ bạn đã hoàn thiện bố cục và luồng giao diện cần thiết, bước kế tiếp là làm việc với phần đồ hoạ. Chuyển các mockup và wireframe ban đầu thành những hình ảnh đẹp mắt với theme theo cách cụ thể.
Chuẩn bị và chia sẻ các thông số kỹ thuật về thiết kế (nguyên tắc, hướng dẫn, màu sắc, kiểu chữ, bộ icon) đến nhóm phát triển cũng là một phần trong giai đoạn này.
Thực thi tối ưu trải nghiệm người dùng
Vì nhân viên kỹ thuật tham gia vào giai đoạn đầu của quy trình, nên họ có thể bắt đầu thực thi vào giai đoạn thiết kế trong lúc đang diễn ra.
Nhóm phát triển sản phẩm sẽ xây dựng chức năng backend trước và kết nối nó với giao diện người dùng (UI) khi họ nhận được bản thiết kế cuối.
Đánh giá sản phẩm toàn diện
Khi tính năng của sản phẩm được triển khai, sản phẩm cuối sẽ được đánh giá dựa trên các yếu tố:
- Hệ thống đó có hoạt động được không?
- Nó có dễ sử dụng cho các end user không?
- Sản phẩm có linh hoạt và dễ dàng thay đổi không?
- Nó có cung cấp các giải pháp mong muốn cho các vấn đề của người dùng không?
- Sản phẩm có khiến mọi người muốn sử dụng vì trải nghiệm mà nó đem lại không?
Một số nguyên tắc khi thiết kế trải nghiệm người dùng
Làm nổi bật được những đặc điểm quan trọng
Mỗi màn hình cần có một điểm trọng tâm rõ ràng để người dùng có thể dễ dàng hiểu được nội dung. Khi xác định được trọng tâm, bạn cần giảm thiểu sự gián đoạn đối với người dùng từ các thành phần không cần thiết và không liên quan đến những quyết định của người dùng và mục đích của màn hình.
Phân bổ thông tin rõ ràng
Khi thiết kế màn hình, cần phải đảm bảo người dùng có thể dễ dàng phân biệt thông tin chính và thông tin thứ cấp và số lượng thông tin trong một cấp không được quá nhiều.
Tối ưu giao diện thân thiện với trải nghiệm người dùng
Thiết kế của giao diện có thể giúp người dùng dễ dàng hiểu được các hoạt động của màn hình. Do đó, nên tránh các yếu tố ảnh hưởng mà không liên quan đến quyết định của người dùng hay các mục đích của màn hình.
Cung cấp quy trình rõ ràng
Khi người dùng thực hiện các thao tác trên màn hình, tránh làm phiền người dùng với các nội dung không liên quan và làm gián đoạn đến người dùng với các sự kiện không mong muốn.
Khi sử dụng pop-up, cần phải lưu ý về tần suất hiển thị và cách thức hiển thị để tránh gây khó chịu với trải nghiệm người dùng.
Kiểm soát những trường hợp lỗi và cung cấp hướng dẫn
Khi xảy ra lỗi thông thường, cần thông báo lý do lỗi, xác định lỗi và hướng dẫn người dùng để sửa lỗi. Với các màn hình nhập liệu, đặc biệt là các màn hình chứa nhiều trường thông tin, các trường không hợp lệ cần phải được chỉ rõ để hỗ trợ người dùng dễ dàng sửa đổi.
Khi xảy ra lỗi hệ thống (lỗi mạng hay sự cố máy chủ) hay các lỗi cục bộ trên màn hình, cần phải thông báo và đưa ra nút xử lý tương ứng.
Giảm thời gian chờ đợi bằng phản hồi nhanh chóng
Thời gian chờ đợi quá dài có thể dẫn đến sự không hài lòng cho người dùng. Khi không thể tránh khỏi thời gian tải quá lâu, cần có phản hồi hoặc hiệu ứng phù hợp và thông báo kết quả rõ ràng. Một số lưu ý chung như sau:
- Nếu thời gian tải các dữ liệu quá lâu, nên hiển thị thanh quá trình và cung cấp thao tác hủy bỏ cho người dùng.
- Trong quá trình tải, hiệu ứng nên được hiển thị một cách liên tục để tránh gây nhầm lẫn với việc giao diện bị đóng băng.
Tối ưu trải nghiệm người dùng trên mobile chính là yếu tố quyết định sự thành công và phát triển của một doanh nghiệp. Bởi thế khi xây dựng và phát triển mobile app bạn đừng nên bỏ qua những yếu tố này nhé. Chúc bạn tạo ra được những sản phẩm chất lượng cho khách hàng.
>> Xem thêm: