Hiện nay Backend Developer đang trở thành một ngành siêu hot bởi tầm quan trọng cũng như tính ứng dụng cực kỳ cao. Vậy thực chất Backend là gì? Một Backend Developer cần có những kỹ năng nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này, cùng Pumacode tìm hiểu thêm những thông tin cần biết về lập trình Backend nhé!
Backend là gì?
Được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực lập trình website, thực chất thuật ngữ Backend dùng để nói về bộ phận phản hồi yêu cầu khách hàng. Nguyên lý hoạt động của quá trình phản hồi này đó chính là sự tổng hợp thông tin từ Backend gửi tới FrontEnd và hiển thị một cách nhanh nhất.
Có thể khái niệm Backend là gì khá mơ hồ bởi Backend không tồn tại cụ thể ở một hình dạng hay có thể nhìn thấy trên các website, các phần mềm. Tuy nhiên đây lại chính là trái tim, đóng vai trò như một động cơ giúp website có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Trong xây dựng website, Backend sẽ bao gồm các bộ phận chính là máy chủ, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, API,… Với sự kết hợp của những yếu tố trên, Backend chính là công cụ để cung cấp thông tin chi tiết và hữu ích nhất đến với người dùng trong thời gian ngắn nhất. Do đó, một lập trình viên Backend sẽ đóng vai trò là người tạo code, xây dựng chương trình cho máy chủ, hình thành cơ sở dữ liệu cho website, bao gồm tất cả ứng dụng bên trong.
Những kỹ năng cần có của Back end Developer
Khái niệm backend là gì đã được phân tích ở trên, vậy một Backend Developer cần có những yếu tố nào để được đánh giá cao? Backend Developer giỏi là những người có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Vậy làm thế nào để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này? Để trở thành một Back end Developer chuyên nghiệp thì bạn cần đáp ứng những kỹ năng cơ bản dưới đây.
Biết ngôn ngữ lập trình web
Khi giải đáp vấn đề liên quan đến Backend là gì, không khó để thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ lập trình đối với công việc của Backend Developer. Mỗi lập trình viên Backend nên có hiểu biết về ít nhất một ngôn ngữ lập trình web của máy chủ hoặc những ngôn ngữ của lập trình Backend như Java, Python hay Ruby, Net,… Đây là điều cần thiết bởi chỉ khi hiểu được ngôn ngữ lập trình thì bạn mới có thể xử lý và vận hành tốt nhất chương trình của máy chủ.
Có kiến thức về cơ sở dữ liệu và Cache
Sự hiểu biết đa dạng về hệ quản trị cơ sở dữ liệu tạo nên lợi thế trong việc xây dựng và quản lý các chương trình lập trình. Đó là kỹ năng cần thiết nếu muốn trở thành một Backend Developer tài năng. Một số hệ quản trị CSDL được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bao gồm MySQL, MongoDB, Oracle, Redis hay SQL Server,… Nếu có thể các bạn nên tìm hiểu thêm về các cơ chế bộ nhớ đệm như Memcached, Redis hay Varnish.
Có nền tảng và kinh nghiệm xử lý máy chủ
Nếu bạn đã biết Backend là gì thì chắc hẳn sẽ nhận ra những kỹ năng của người làm nghề này vô cùng đa dạng. Không khó hiểu khi những kỹ năng này lại được đánh giá cao bởi việc có hiểu biết rõ ràng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc quản trị máy chủ. Không ai có thể xử lý tốt một vấn đề nếu khổng hiểu rõ về nó, kể cả trong lập trình cũng vậy. Hiện tại những kinh nghiệm xử lý các dạng máy chủ như Apache, Nginx, IIS hay Microsoft IIS và nhất là Linux đều được đánh giá rất cao. Chính vì vậy, càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm thì quá trình làm việc sẽ càng thuận lợi hơn.
Hiểu biết về API
Nếu đã tìm hiểu về khái niệm Backend là gì thì chắc chắn các bạn cũng biết về các dịch vụ REST và SOAP. Trong phạm trù của API, các dịch vụ như REST và SOAP đều cực kỳ quan trọng. Khi nắm rõ được những dịch vụ này sẽ giúp Backend Developer thuần thục hơn trong việc vận lập trình và vận hành website.
Bên cạnh những kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất được liệt kê ở trên thì vẫn còn rất nhiều kỹ năng có thể bổ trợ cho Backend Developer. Có thể kể đến một số kỹ năng như sau:
- Có khả năng làm việc với các framework
- Hiểu về các thuật toán và cấu trúc dữ liệu
- Biết cách viết unit test dùng để kiểm thử chất lượng
- Có nhận thức về bảo mật và an ninh an toàn bởi bất kỳ lớp nào cũng đều sẽ có lỗ hổng bảo mật
- Nắm rõ sự khác biệt giữa các nền tảng phân phối là di động và desktop
- Có sự hiểu biết cơ bản về font end như HTML hay CSS
- Có kỹ năng và kiến thức quản lý session trong các trường hợp máy chủ phân tán
Back end Developer có vai trò và trách nhiệm gì?
Không chỉ biết được khái niệm Backend là gì, tại đây chúng ta còn được tìm hiểu về vai trò và trách nhiệm của Backend Developer. Vậy những lập trình viên Backend này có những vai trò và trách nhiệm như thế nào? Các bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu thêm về vị trí này:
- Xác định đúng mục tiêu của website và tìm ra phương hướng để xây dựng một website phát triển mạnh mẽ nhất.
- Lưu trữ và đảm bảo truyền tải dữ liệu đến với người dùng có quyền truy cập.
- Xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán bao gồm chấp nhận dữ liệu, lưu trữ an toàn thông tin, tính phí cho các khoản thanh toán.
- Kiểu soát, vận hành các tài nguyên API đang hoạt động trên thiết bị.
- Tham gia vào kiến trúc hệ thống và thực hiện các phân tích khoa học dữ liệu.
- Vận hành hệ thống chạy trên các thiết bị khác nhau một cách logic.
- Tham gia xây dựng framework hoặc các kiến trúc góp phần hỗ trợ quá trình lập trình thuận lợi hơn.
- Có khả năng triển khai các thuật toán, xử lý các vấn đề xảy ra trên hệ thống.
Back end và Front end Developer có gì khác nhau?
Ngoài Backend thì Frontend Developer cũng là một thuật ngữ tương đối phổ biến. Được nhắc đến song hành trong lĩnh vực lập trình, vậy trên thực tế Backend và Front end Developer có điểm gì khác biệt? Sau khi phân tích Backend là gì, Frontend là gì, chúng ta sẽ cùng so sánh hai khía cạnh này dựa trên những tiêu chí quan trọng dưới đây.
Về bộ kỹ năng
- Kỹ năng cần sử dụng của Backend là gì, đó là các kỹ năng quan trọng liên quan đến các phạm trù như: Cơ sở dữ liệu, máy chủ, API,…
- Frontend chú trọng đến các kỹ năng như: HTML, CSS và JavaScript.
Về chức năng
- Backend Developer được nhận định là có nhiệm vụ hỗ trợ cho frontend, ngoài ra, vị trí này cũng có thể cung cấp sự hỗ trợ, giúp nâng cao bảo mật và quản lý nội dung tốt hơn.
- Frontend phụ trách thiết kế giao diện cho trang web, thông qua việc tiếp nhận thông tin người dùng và điều chỉnh nó thông qua việc thử nghiệm.
Về khả năng cung cấp dịch vụ độc lập
- Vị trí Backend Developer có thể cung cấp dịch vụ độc lập với dạng BaaS, thường được gọi là Backend as a service.
- Frontend Developer lại không thể cung cấp dịch vụ độc lập này.
Về mục tiêu
- Backend được tạo ra với sứ mệnh tạo ra ứng dụng và hỗ trợ frontend. Không chỉ vậy, họ còn thực hiện mục tiêu duy trì sự hoạt động ổn định của website.
- Mục tiêu lớn nhất của Frontend đó chính là duy trì sự ổn định giúp người dùng luôn truy cập được vào trang web, có thể đáp ứng được cả trên thiết bị di động và trên desktop.
Mức lương trung bình
- Với vị trí Backend Developer, hiện tại mức lương trung bình có thể lên tới 120.000 USD mỗi năm.
- Với vị trí Frontend Developer, mức lương trung bình rơi vào khoảng 104.000 USD mỗi năm.
Công cụ sử dụng
- Công cụ thường dùng của Backend là gì? Đó chính là MySQL và PHP.
- Với vị trí Frontend sẽ cần sử dụng các công cụ như jQuery và HTML5.
Toàn bộ những thông tin về Backend là gì và những kỹ năng cần thiết cho vị trí Backend Developer đã được gửi đến các bạn trong bài viết này. Với một lĩnh vực hot như Backend Developer thì chắc chắn sự cạnh tranh sẽ cực kỳ lớn, do đó những người nắm vững nhiều kỹ năng và kinh nghiệm sẽ có lợi thế hơn. Vì vậy, nếu muốn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này thì cách tốt nhất là trau dồi thêm những kỹ năng để nâng cao năng lực cho bản thân.
Xem thêm: