Quản lý xưởng sản xuất hiệu quả giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi quản lý hiệu quả, doanh nghiệp giảm thiểu tối đa những rủi ro, hạn chế chi phí không đáng có. Vậy làm sao để quản lý xưởng một cách hiệu quả? Bài viết về kinh nghiệm quản lý xưởng sản xuất dưới đây sẽ là cẩm nang cần thiết cho các nhà quản lý.
Những điều cần biết về quản lý xưởng sản xuất
Là một người quản lý, bạn cần có kiến thức và hiểu biết đúng đắn về công việc cũng như mảng hoạt động của mình tiếp nhận. Thực chất, quản lý sản xuất chính là một giai đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, gắn liền các khu nhà xưởng, nhà máy. Việc quản lý cơ bản bao gồm: tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ của quá trình sản xuất, đảm bảo đầu vào – đầu ra theo đúng yêu cầu, quản lý nhân viên xưởng và các hoạt động khác trong xưởng sản xuất.
Quy trình quản lý xưởng sản xuất bao gồm 4 công đoạn:
- Công đoạn 1 – Đánh giá năng lực sản xuất: Công đoạn này giúp doanh nghiệp có thể xác định được thị trường tiềm năng của mình. Từ đó đánh giá, cân đối năng lực, xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Công đoạn 2 – Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu: Từ đánh giá nhu cầu tiềm năng của thị trường và kinh nghiệm sản xuất thực tiễn, người quản lý cần đưa ra được hoạch định cụ thể về nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết cho việc thực hiện sản xuất theo đúng kế hoạch.
- Công đoạn 3 – Quản lý giai đoạn sản xuất: Để quản lý các giai đoạn sản xuất hiệu quả, nhà quản lý cần xây dựng được quy trình chi tiết trong quá trình sản xuất và thực hiện chúng theo đúng quy trình. Đảm bảo rằng chúng có sự chặt chẽ, hợp lý, hạn chế tối đa những sai sót phát sinh.
- Công đoạn 3 – Quản lý chất lượng sản phẩm: Sản phẩm sản xuất và bán ra thị trường chính là bộ mặt thương hiệu của doanh nghiệp. Muốn có khách hàng và doanh thu về thì bạn cần quản lý tốt chất lượng sản phẩm của mình. Khi quản lý và kiểm định về sản phẩm, bạn cần có báo cáo số lượng, tính chất, đặc điểm, phân loại từng sản phẩm theo quy chuẩn ban đầu. Từ đó có những đánh giá và điều chỉnh cho hợp lý.
Bên cạnh quy trình quản lý xưởng sản xuất chính trên, nhà quản lý còn tiếp nhận và bao quát toàn bộ nhân sự, công việc của toàn xưởng mình đảm nhiệm. Trong quá trình quản lý sẽ có không ít vấn đề phát sinh, đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm và kiến thức nhất định để việc quản lý xưởng đạt hiệu quả tốt nhất.
Kinh nghiệm quản lý xưởng sản xuất hiệu quả
Những kinh nghiệm quản lý xưởng dưới đây sẽ giúp ích nhiều cho công việc quản lý của bạn:
Quản lý cấu trúc xưởng sản xuất
Muốn làm tốt bất kỳ công đoạn nào trong quá trình sản xuất thì bước đầu tiên nhà quản lý phải thực hiện tốt về quản lý cấu trúc. Thiết lập một cấu trúc sản xuất của xưởng bao gồm các ban, tổ, nhóm,… Mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức năng nhất định.
Công ty lớn về sản xuất lò hơi Phúc Trường Hải cho rằng: trong mỗi tổ, người quản trị cũng cần quản lý chặt chẽ, kiểm soát các thao tác của từng công nhân, đảm bảo quy trình diễn ra đúng và suôn sẻ. Trong quá trình thực hiện, nhà quản lý phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình làm việc của công nhân, nắm rõ được năng suất lao động mà từng bộ phận làm được để lên kế hoạch chuẩn xác hơn.
Quản lý máy móc, trang thiết bị
Máy móc, trang thiết bị là những bộ phận quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất của mỗi nhà máy. Khi quản lý xưởng sản xuất, nhà quản lý cần có kế hoạch, quy trình quản lý tốt các công cụ, dụng cụ, máy móc nhà xưởng để không gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất. Nhất là khi sản xuất hàng hóa giờ đây đã được thực hiện theo một quy trình cụ thể. Chỉ một bộ phận bị hỏng thôi sẽ gây ảnh hưởng tới cả dây chuyền sản xuất. Trong quá trình sử dụng, nhà quản lý cần có sự giám sát chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên máy móc để kịp thời sửa chữa, thay thế, đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục. Các doanh nghiệp thường ứng dụng hệ thống điều hành sản xuất để tối ưu quy trình này được tốt hơn.
Đánh giá năng lực sản xuất của nhân sự
Việc đánh giá năng lực sản xuất của nhân sự hay các tổ, bộ phận là điều quan trọng mà người quản lý xưởng sản xuất phải thực hiện. Khi đánh giá càng chân thực và đúng đắn về năng lực của người lao động, người quản lý sẽ biết được ai có thế mạnh gì, làm được gì,… Từ đó mà có sự phân công công việc hợp lý. Đồng thời có sự đào tạo, bồi dưỡng hay chọn lọc nhân sự để tăng năng suất lao động của xưởng.
Quản lý các giai đoạn sản xuất
Trong quá trình sản xuất, nhà quản lý cần có sự kiểm soát chặt chẽ, thực hiện đúng theo quy trình sản xuất đã vạch ra. Đảm bảo sự ăn ý, hợp lý giữa các khâu, tránh những sai sót không đáng có.
Trong trường hợp có vấn đề phát sinh, cần có biện pháp giải quyết một cách nhanh chóng.
Quản lý chất lượng đầu ra
Sau khi khâu sản xuất hoàn thành, đã có sản phẩm, nhà quản lý cần thực hiện công kiểm soát chất lượng đầu ra. Hãy đảm bảo đủ số lượng, đạt chất lượng, quy cách sản xuất như ban đầu đưa ra.
Đây cũng là công đoạn phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian cũng như công sức nhất. Công đoạn này càng tỉ mỉ, cẩn thận thì sản phẩm bạn đưa ra thị trường càng có tính an toàn và ít rủi ro hơn.
Để công việc quản lý trở nên dễ dàng, linh hoạt và nhẹ nhàng hơn, Pumacode khuyên bạn nên sử dụng các phần mềm quản lý công việc. Một phần mềm quản lý xưởng sản xuất hiệu chất lượng, giúp bạn có thể theo sát công việc xưởng dù bạn đang ở đâu. Mọi công việc đều được lưu lại, có đánh giá năng lực nhân viên, hiệu quả làm việc, năng suất lao động, chuyên cần công nhân,… Rất nhiều việc mà người quản lý đau đầu nhức óc giờ đã có phần mềm hỗ trợ. Việc quản lý xưởng sản xuất đã trở nên đơn giản hơn nhờ có phần mềm quản lý sản xuất.