Việc áp dụng các phần mềm CRM quản lý khách hàng giúp doanh nghiệp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, bền lâu với khách hàng, bởi vì chính khách hàng là người sẽ quyết định đến doanh thu của doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra vấn đề quản lý khách hàng còn là vấn đề then chốt giúp doanh nghiệp tồn tại lâu dài, tăng sự cạnh tranh với các đối thủ và hướng tới sự phát triển, uy tín thương hiệu bền vững trong tương lai.
Đi cùng với sự hội nhập và ngày càng phát triển hiện nay của thế giới, doanh nghiệp của bạn có khá nhiều đối thủ cạnh tranh đặc biệt là các doanh nghiệp chuyên nghiệp cung cấp các với những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau và bên cạnh với sự thay đổi đó là việc khách hàng ngày nay có sự lựa chọn thay đổi ít trung thành tuyệt đối với bất cứ một nhà cung cấp nào. Khách hàng có thể chuyển lựa chọn từ doanh nghiệp này sang nhà doanh nghiệp khác để nhận được các sản phẩm có giá cả hợp lý, chất lượng cao và dịch vụ tốt nhất. Vậy nên tại sao bạn không tìm cho mình một phần mềm CRM tốt nhất?
Phần mềm CRM là gì?
Phần mềm quản lý khách hàng CRM (Customer Relationship Management) hay còn gọi là quản trị quan hệ khách hàng) có thể được hiểu là một phần mềm ứng dụng sử dụng trên máy tính giúp doanh nghiệp theo dõi được mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các khách hàng của họ và giúp doanh nghiệp hiểu hơn về thói quen, nhu cầu của các khách hàng khác nhau từ đó đáp ứng được những điều khách hàng cần để phát triển mối quan hệ này ngày một tốt hơn.
Ngoài ra, thông qua các phần mềm CRM giúp các thông tin của khách hàng sẽ luôn được cập nhật và được lưu thay đổi trong hệ thống quản lý dữ liệu một cách logic, cụ thể và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó nhờ ứng dụng quản lý tìm dữ liệu thông tin, doanh nghiệp có thể dễ dàng phân loại khách hàng và lập danh sách các nhóm khách hàng cụ thể như khách hàng tiềm năng hay khách hàng thân thiết lâu năm để đưa ra những chiến lược chăm sóc khách hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Lợi ích của phần mềm CRM mang lại:
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và khách hàng:
CRM đóng vai trò khá quan trọng vì nó luôn sẵn sàng quan tâm, chăm sóc khách hàng bất kỳ lúc nào, đem đến những dịch vụ mới tốt nhất, phù hợp nhất với khách hàng dựa trên sở thích, mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, phần mềm quản lý khách hàng góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, lâu bền giữa khách hàng và doanh nghiệp, giúp khách hàng thêm tin tưởng, hiểu rõ hơn về doanh nghiệp.
Đồng thời các khách hàng cũ của doanh nghiệp sẽ thật sự cảm thấy hài lòng hơn khi những thông tin liên quan đến những mong muốn của họ được bạn quan tâm một cách thật sự chu đáo như: hiểu được sở thích, mong muốn của họ, không quên những lời chúc và cảm ơn trong ngày sinh nhật của họ,…CRM cũng giúp giữ khách hàng ở lại và chọn doanh nghiệp đồng thời nâng cao sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng.
Tiết kiệm được thời gian và chi phí cho doanh nghiệp:
Giúp doanh nghiệp quảng bá được sản phẩm, thương hiệu một cách dễ dàng, nhanh chóng và tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí. Phần mềm CRM giúp giảm thiểu việc các phần mềm ứng dụng khác chồng chéo và không liên kết với nhau, gây khó khăn trong việc quản lý, sử dụng và và tốn thêm các khoản chi phí đầu tư.
Tăng sự liên kết chặt chẽ giữa cấp quản lý với nhân viên:
Phần mềm CRM là công cụ hữu ích trong việc hỗ trợ kinh doanh giúp doanh nghiệp quản lý các nhân viên kinh doanh một cách hiệu quả, có hệ thống và tập trung nhất. Từ đó làm tăng sự chặt chẽ giữa sếp và nhân viên, giúp cho việc trao đổi thông tin khách hàng, quản lý công việc một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Tăng doanh thu bán hàng:
Doanh nghiệp có thể lưu giữ thông tin về khách hàng của mình, đó là những thông tin quan trọng và thật sự cần thiết giúp một doanh nghiệp có thể tiến hành việc tìm hiểu, phân tích và từ đó tìm ra ý tưởng mới, tăng cơ hội tiếp cận kinh doanh với khách hàng. Phần mềm CRM giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin khách hàng cụ thể, quản lý được số lượng khách hàng tiềm năng hay lâu bền, lắng nghe được sự góp ý hay mong muốn của khách hàng, thuận tiện trong việc quản lý tình hình kinh doanh từ đó đưa ra các chính sách hiệu quả nhằm phát triển quy mô, uy tín của doanh nghiệp trong hiện tại và thành công hơn trong tương lai.
Xây dựng được uy tín và tên tuổi thương hiệu bền vững:
CRM giúp các nhà quản lý dễ dàng so sánh, xem xét tình hình kinh doanh trong quá khứ so với thời điểm hiện tại và dự đoán tình hình trong tương lai, từ đó sớm nhìn thấy những khó khăn, rủi ro tiềm ẩn để kịp thời đưa ra các biện pháp nhanh chóng và phù hợp, cải thiện đáng kể được rủi ro mà doanh nghiệp đang gặp phải.
CRM còn giúp các chủ doanh nghiệp xem xét, nhận định tình hình kinh doanh hiện tại và hiệu quả, sự nghiêm túc làm việc của từng nhân viên. Từ đó, tổng hợp lại và đưa ra các chiến lược hiệu quả mang lại thành công trong kinh doanh kéo theo doanh số ngày càng tăng cũng như tên tuổi, uy tín của doanh nghiệp ngày càng vững mạnh hơn.
Tạo nên một môi trường làm việc thật sự lý tưởng:
Một trường làm việc thống nhất giữa việc cập nhật và chia sẻ dữ liệu, thông tin về khách hàng đã được lưu lại. Nó giúp nhân viên chủ động, tiết kiệm thời gian nhưng đem lại kết quả công việc hiệu quả, ngoài ra nó giúp nhân viên tư vấn hiểu và nắm bắt thông tin cụ thể của từng đối tượng khách hàng tiềm năng và khách hàng đang có nhu cầu sử dụng từ đó liên hệ hỏi thăm, tư vấn chăm sóc kịp thời tạo sự tin cậy, ưa thích cho khách hàng đưa ra lựa chọn nhanh chóng đồng thời giữ chân được các khách hàng lâu năm tiếp tục tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của công ty…
Top 5 phần mềm quản lý khách hàng tốt nhất hiện nay:
FosoSoft
Là phần mềm CRM đứng top 1 trong các phần mềm quản lý hiện nay bởi chất lượng nó đem lại là tốt nhất, phù hợp với hầu hết các công ty, doanh nghiệp với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau.
FosoSoft được tích hợp cùng các tính năng như có hệ thống quản lý khách hàng, sắp xếp phân chia các nhóm khách hàng, thiết lập chiến lược chăm sóc khách hàng định kỳ…, ngoài ra còn tích hợp chức năng với Call Center, quản lý hệ thống Email Marketing, SMS Marketing hay tinh năng tích hợp app quản lý hợp đồng giúp người sử dụng quản lý hệ thống khách hàng một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, ưu điểm lớn nhất chính là sự bảo mật cao, độ chính xác rất cao, giao diện ứng dụng của phần mềm FosoSoft thuận tiện trong cài đặt và sử dụng với tất cả mọi người.
CRMViet:
Phần mềm này chúng tôi chọn ra trong top 5 thông qua cuộc khảo sát về độ ưa chuộng được nhiều người sử dụng nhất muốn được giới thiệu đến các bạn đó là phần mềm CRMViet.
Chắc các bạn sẽ thắc mắc tại sao phần mềm CRM này lại được ưa chuộng như vậy, bởi nhờ sử dụng phần mềm CRMViet này giúp các doanh nghiệp sử dụng chủ động việc xây dựng các chương trình chăm sóc khách hàng, sắp xếp phân chia khách hàng theo từng mức độ khác nhau, từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc tư vấn, giao dịch, báo giá và thực hiện ký hợp đồng, ngoài ra nó còn có chức năng thông báo, nhắc nhở… giúp người sử dụng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin khách hàng, kiểm soát được tình hình công việc, chăm sóc khách hàng một cách chủ động và đạt hiệu quả cao.
Ưu điểm: Phần mềm được ứng dụng trên nhiều thiết bị hiện đại, thuận tiện nhất hiện nay như máy tính, điện thoại, máy tính bảng…có thể sử dụng được mọi lúc mọi nơi mà không mất quá nhiều thời gian.
Phần Mềm Ecount:
Theo khảo sát cho thấy phần mềm Ecount cũng là một phần mềm CRM được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Bởi lý do khi sử dụng phần mềm này, người dùng có thể quản lý một cách dễ dàng các đối tượng khách hàng tiềm năng, khách hàng lâu năm, cập nhật liên tục các dữ liệu thông tin khách hàng. Nhờ vào các chức năng đó giúp việc kiểm soát, nắm bắt tình hình khách hàng của công ty, doanh nghiệp của bạn trở nên đơn giản và đạt hiệu quả cao hơn.
Ưu điểm: Ecount có khả năng nắm bắt, cập nhật thông tin liên tục của nhiều khách hàng bằng việc tích hợp với phần mềm Excel giúp người dùng nhanh chóng thực hiện và tiết kiệm thời gian làm việc hơn.
Phần Mềm Quản Lý Khách Hàng SINNOVA CRM
Khi nói đến top 5 phần mềm CRM quản lý khách hàng tốt nhất hiện nay thì không thể không nhắc đến Sinnova CRM. Điểm nổi bật nhất của phần mềm đó là có giao diện hiện đại, tích hợp sử dụng với các thiết bị điện tử thông minh giúp người dùng dễ dàng sử dụng phần mềm bất kỳ đâu chỉ cần có kết nối internet.
Hơn thế thông qua việc sử dụng phần mềm này, nhà quản lý doanh nghiệp dễ dàng xây dựng các chiến lược marketing, tăng doanh số bán hàng, hiệu quả trong việc quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng, kiểm tra chất lượng sản phẩm và hiệu quả công việc …Với ưu điểm đó là phần mềm có tổ chức quản lý hệ thống cây thư mục, lưu trữ thông tin tài liệu, phân loại đối tượng khách hàng giúp quản lý khách hàng dễ dàng, chính xác và hiệu quả mà không mất nhiều thời gian.
Phần Mềm Quản Lý Khách Hàng Halozend CRM
Đi song song với các phần mềm CRMViet, Ecount, FosoSoft, SINNOVA CRM thì Halozend CRM cũng được xem là một trong những phần mềm CRM được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng tin dùng. Với giao diện dễ sử dụng đi kèm các tính năng nổi bật, hữu ích đó là ngoài tính năng quản lý khách hàng còn tích hợp việc quản lý công việc, theo dõi tình hình nhân viên…
Ngoài ra phần mềm này còn giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong vấn đề đánh giá, sắp xếp phân chia nhóm đối tượng khách hàng, theo dõi các lịch sử từng giao dịch, kịp thời có các chương trình chăm sóc khách hàng, có các chính sách quản lý nội bộ nhân viên trong doanh nghiệp hiệu quả nhất. Với ưu điểm có giao diện thân thiện, đi kèm với tính năng thông báo sự kiện, nhắc nhở lịch hẹn, chăm sóc khách hàng liên tục theo định kỳ.
Tóm lại, nếu bạn là một nhà quản lý doanh nghiệp và đang cảm thấy có nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý khách hàng của mình cũng như các công việc của doanh nghiệp thì tôi hy vọng bài viết trên có thể giúp được phần nào cho bạn, giúp bạn có thể lựa chọn được phần mềm tốt nhất, phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn. Vì tôi tin khi sử dụng các phần mềm quản lý khách hàng nói trên, bạn sẽ quản lý khách hàng một cách tốt nhất và giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và ngày càng phát triển hơn.
Bài viết chỉ là những ý kiến đánh giá của cá nhân, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những phần mềm CRM khác hoặc tham khảo một số website bán phần mềm khác để lựa chọn được phần mềm phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.